Trang chủ Những điều cần biết về bệnh bạch hầu và cách phòng tránh

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu và cách phòng tránh

Cập nhật ngày 15/07/2024 141 Lượt xem

Bệnh bạch hầu là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium Diphtheria gây ra, bệnh lây lan thành dịch, tỉ lệ tử vong cao, và có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

Tại Việt Nam, nhờ có chiến lược tiêm chủng vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1981 mà tỉ lệ nhiễm bạch hầu đã giảm mạnh từ những năm 2004-2019.

Tuy nhiên những năm gần đây các đợt bùng phát dịch lẻ tẻ vẫn xảy ra, chủ yếu là ở vùng nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp, không được tiêm chủng đầy đủ hoặc không được tiêm nhắc lại.

Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, sẽ tạo thành các giọt nhỏ li ti chứa đầy vi khuẩn.

Người lành vô tình hít phải, hoặc tay chạm vào các vật dụng có dính dịch tiết mũi họng từ người bệnh cũng sẽ dễ dàng bị lây bệnh.

Ngoài ra bạch cầu còn có thể bị ngoài da, niêm mạc mắt và bộ phận sinh dục.

 

Triệu chứng của bạch hầu

Vi khuẩn bạch hầu xâm nhập vào cơ thể tiết ra độc tố, độc tố này gây ra viêm, hoại tử phù nề gây tắc nghẽn đường hô hấp.

Người mắc bệnh sau 2 – 5 ngày nhiễm bệnh sẽ có những triệu chứng như: sốt, đau họng, nuốt đau, mệt mỏi, nổi hạch dưới hàm, bên trong họng sưng đỏ và xuất hiện những mảng trắng.

Trong các ngày tiếp theo, những mảng trắng xám này lan rộng dần khắp hầu họng,a mi đan và mũi. thanh quản làm người bệnh khó thở, khàn tiếng, tắc nghẽn đường thở.

Bạch hầu có gây tử vong không?

Độc tố có thể lan ra toàn thân, khi độc tố đến tim, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, nếu gây tổn thương thần kinh người bệnh sẽ bị liệt, sau đó tụt huyết áp và cuối cùng là tử vong.

Tỉ lệ tử vong của người mắc bạch hầu rất cao lên đến 10-20%, đặc biệt cao ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Tuy nhiên nguy cơ biến chứng và tử vong sẽ giảm đáng kể nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Hiện nay bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng cần điều trị càng sớm càng tốt.

 

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Lưu ý về tiêm vắc xin bạch hầu

Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Vắc xin phòng bệnh cần phải tiêm nhiều liều và tiêm nhắc lại để củng cố khả năng miễn dịch.

Những người không tiêm vắc xin, hoặc không tiêm nhắc đầy đủ đều có khả năng bị nhiễm bệnh.

Trẻ em cần được tiêm phòng bạch hầu đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Người lớn cũng cần rà soát và tiêm nhắc lại bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố miễn dịch của cơ thể.

  • Đối với trẻ em:

Trẻ dưới 2 tuổi cần tuân thủ lịch tiêm chủng cơ bản.

Đủ 4 mũi cơ bản lúc 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.

2 mũi nhắc lại lúc 4-7 tuổi và 9-15 tuổi.

  • Đối với thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ (trước hoặc đang mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ) có tiền sử tiêm đủ lịch trước đó;

Có thể tiêm nhắc vắc xin Bạch hầu – ho gà – uốn ván.

Sau đó cần tiêm nhắc mỗi 10 năm 1 lần để giúp cơ thể duy trì kháng thể chống bạch hầu.

  • Đối với người không rõ tiền sử hoặc chưa từng tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu:

Lịch tiêm sẽ là 3 mũi, trong đó 2 mũi đầu cách nhau 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 là 6 tháng.

Sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần.

Các loại vắc xin Bạch hầu đang có tại thị trường Việt Nam

  • Vắc-xin 6 trong 1:

Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenzae tuýp b, viêm gan B (Infanrix hexa, Hexaxim).

  • Vắc-xin 5 trong 1:

Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Haemophilus Influenzae tuýp b (Pentaxim), phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do Haemophilus Influenzae tuýp b, viêm gan B (Combe Five, Quinvaxem. SII)

  • Vắc-xin 4 trong 1:

Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Tetraxim).

  • Vắc-xin 3 trong 1:

Phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (Adacel, Boostrix, DPT)

  • Vắc-xin 2 trong 1:

Phòng bạch hầu, uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.

Các biện pháp phòng tránh khác

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
  • Dùng khăn sạch che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Giữ vệ sinh thân thể, mũi họng hàng ngày.
  • Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học, cơ quan thông thoáng, đủ ánh sáng.
  • Đảm bảo vệ sinh ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ.
  • Hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ bệnh.
  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh nghi ngờ, cần hạn chế tiếp xúc với người khác và thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám xét nghiệm và điều trị kịp thời.
  • Người dân trong ổ dịch cần nghiêm túc chấp hành việc uống thuốc dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Để đặt lịch khám, bạn có thể gọi đến Hotline 028 62793 666 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây. Để tìm hiểu các bệnh lý khác, hãy bấm vào tìm hiểu thêm.

Tài liệu tham khảo:

    TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Chia sẻ

    02862793666
    028 62793 666
    All in one