Trang chủ Côn trùng đốt – Dấu hiệu bị kiến ba khoang đốt và cách xử lý

Côn trùng đốt – Dấu hiệu bị kiến ba khoang đốt và cách xử lý

Cập nhật ngày 15/07/2024 161 Lượt xem

Vết côn trùng cắn và đốt là gì?

  • Cắn: là côn trùng dùng miệng cắn để phòng thủ, hoặc hút máu. Đa phần bạn sẽ không cảm thấy vết cắn, một số côn trùng cắn có thể gây đau. Các loài phổ biến bao gồm muỗi, ve, nhện, một số loại ruồi.
  • Đốt: là khi côn trùng đốt kim vào da để tiêm nọc độc. Thường chúng đốt để tự vệ hoặc tấn công. Đa phần các vết đốt đều đau. Thường gặp nhất là ong, tò vò, kiến lửa. Thường nọc độc của các loài này cũng ít nguy hiểm, trừ 1 số trường hợp gây phản ứng dị ứng dữ dội.

Cơ thể phản ứng thế nào với côn trùng cắn, đốt?

  • Phản ứng tại chỗ: ngứa, sưng đỏ và đau tại chỗ do các hóa chất trung gian cơ thể tiết ra.
  • Phản ứng toàn thân: tuy ít gặp, nhưng sau khi bị côn trùng cắn có thể xảy ra phản ứng phản vệ đe dọa tính mạng nếu xử trí không kịp. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng tại da (nổi mề đay, phù niêm), tại đường hô hấp (khó thở, khò khè, thở rít), đường tiêu hóa (nôn ói, tiêu chảy), tim mạch (chóng mặt, tụt huyết áp).
  • Nhiễm trùng thứ phát: tại vị trí vết cắn, do bề mặt da bị tổn thương tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng tại chỗ.
  • Tác nhân trung gian truyền bệnh: một số côn trùng là trung gian truyền bệnh. Muỗi là trung gian truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng, virus zika. Ve là trung gian truyền bệnh lyme.

Cách xử lý khi bị côn trùng cắn, đốt

  • Rửa vết thương bằng nước sạch, và xà bông.
  • Loại bỏ phần kim còn cắm trên da nhanh nhất có thể, để giảm độc tố từ phần kim sót lại. Nên cào nhẹ ngòi kim, tránh bóp mạnh vì có thể tiêm thêm độc tố vào da. Tuy nhiên thời gian lấy kim ra quan trọng hơn cách lấy.
  • Nếu có nổi bóng nước, thì không chọc thủng bóng nước, đồng thời vệ sinh và che chắn tốt để tránh nguy cơ bội nhiễm.
  • Nên tiêm vắc xin ngừa uốn ván nếu lần tiêm cuối > 5 năm.

Khi nào cần đến bác sĩ?

  • Hầu hết các vết cắn của côn trùng đều tự khỏi sau vài ngày, nhưng đôi khi cũng gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hoặc nhiễm trùng kèm theo.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng nặng: khò khè, thở rít, phù mặt, môi, nhịp tim nhanh…
  • Khi có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ lan rộng, có mủ hoặc sốt cao.

Phòng ngừa côn trùng cắn

  • Dùng thuốc bôi chống côn trùng trước khi đến khu vực nhiều côn trùng như đồng ruộng, bụi rậm.
  • Mặc quần áo dài tay.
  • Tránh các khu vực có nhiều côn trùng.
  • Tránh thời gian côn trùng hoạt động. Ví dụ muỗi thường hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều tối.
  • Tránh sử dụng các loại nước hoa, mùi thơm thu hút côn trùng.

Kiến ba khoang tấn công khác các loài côn trùng khác như thế nào?

Trong thời gian gần đây, kiến ba khoang thường xuất hiện trong các khu dân cư phổ biến nhất là vào đầu mùa mưa gây lo lắng cho người dân.

Kiến ba khoang không đốt, cắn nhưng trong cơ thể chúng chứa chất độc (Pederine) gây rộp và phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc với dịch tiết này do vô tình đập trúng, hay tiếp xúc với các đồ vật dính dịch tiết của kiến ba khoang sẽ gây ra tình trạng viêm da.

Cách nhận biết kiến ba khoang

  • Thân hình thon như hạt gạo.
  • Có 3 đôi chân, bụng có đốt.
  • Đầu và vùng bụng trên màu đen.
  • Có cánh gấp gọn giúp kiến có thể bay được.
Kiến ba khoang
Kiến ba khoang – có màu đen và vàng cam xen kẽ

Tổn thương do dịch tiết kiến ba khoang gây ra

Ban đầu, nơi tiếp xúc sẽ đỏ cộm thành vệt, rồi nổi mụn nước nhỏ, phỏng mủ và đau rát nhiều, có thể kèm sốt nổi hạch. Có thể hình thành vết loét sau đó.

Chất độc kiến ba khoang tiết ra có thể gây viêm da
Chất độc kiến ba khoang tiết ra có thể gây viêm da

Các biện pháp phòng, chống kiến ba khoang

  • Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà (làm lưới cho cửa sổ, cửa ra vào).
  • Phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà.
  • Mang đồ bảo hộ khi đi ra đồng ruộng.
  • Nếu mật độ kiến nhiều có thể phun thuốc diệt kiến.

Cách xử lý khi tiếp xúc kiến ba khoang

  • Nếu có kiến ba khoang bò trên người: Thổi hoặc lấy giấy để kiến bò qua sau đó rửa sạch vùng da tiếp xúc.
  • Tuyệt đối không dùng tay tác động mạnh vào kiến.
  • Nếu lỡ đập hoặc chà sát thì rửa ngay nơi tiếp xúc với nước sạch nhiều lần.
  • Nếu vết thương phồng rộp, nhiễm trùng thì không tự ý đắp lá, đập vỡ vết phồng và nên đến cơ sở y tế để được đánh giá kĩ hơn.

Để đặt lịch khám, bạn có thể gọi đến Hotline 028 62793 666 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây. Để tìm hiểu các bệnh lý khác, hãy bấm vào tìm hiểu thêm.

Tài liệu tham khảo:

    TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Chia sẻ

    02862793666
    028 62793 666
    All in one