Trang chủ NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA SẶC SỮA

NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA SẶC SỮA

Cập nhật ngày 01/08/2024 128 Lượt xem

Sặc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Sặc sữa có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như ngạt thở, viêm phổi, và thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Nguyên nhân gây sặc sữa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sặc sữa ở trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Tư thế bú không đúng

Khi trẻ bú trong tư thế nằm ngửa hoặc đầu thấp hơn thân, sữa dễ dàng chảy ngược vào khí quản.

  • Bú quá nhanh hoặc quá nhiều

Trẻ bú quá nhanh hoặc quá nhiều trong một lần có thể dẫn đến sặc sữa do lượng sữa tràn vào miệng quá lớn, không kịp nuốt hết.

  • Trẻ khóc hoặc cười khi bú

Khi trẻ khóc hoặc cười to trong lúc bú, đường thở mở rộng hơn, dễ làm cho sữa hoặc thức ăn lọt vào khí quản.

  • Trẻ sinh non

Trẻ sinh non tháng nên phản xạ bú – nuốt kém

  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng

Như trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch…

Cách phòng ngừa sặc sữa

  • Đảm bảo đầu trẻ luôn cao hơn thân khi bú.

Cha mẹ có thể bế trẻ theo tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng sao cho đầu cao hơn ngực.

  • Không nên cho trẻ bú quá nhiều hoặc quá nhanh trong một lần.

Nếu trẻ bú bình, hãy chọn núm vú có lỗ nhỏ để kiểm soát lượng sữa chảy ra.

  • Tránh để trẻ bú khi đang khóc hoặc cười to.

Hãy đảm bảo trẻ bình tĩnh và tập trung khi bú.

  • Sau mỗi lần bú, hãy giúp trẻ ợ hơi

Để giảm bớt khí trong dạ dày, giúp tránh hiện tượng sặc sữa.

  • Nếu trẻ có dấu hiệu khó nuốt hoặc thường xuyên bị sặc

Cần khám chuyên khoa để đánh giá.

Các bước sơ cứu sặc sữa

Các bước sơ cứu cần được thực hiện ngay khi phát hiện trẻ sặc sữa

    • Bước 1: Gọi cấp cứu.
    • Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng để sữa chảy ra ngoài.
    • Bước 3: Dùng kỹ thuật vỗ lưng ấn ngực (kỹ thuật này chỉ phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi).

Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay bạn, giữ đầu thấp hơn thân và vỗ mạnh 5 cái vào giữa xương bả vai bằng lòng bàn tay.

    • Nếu không hiệu quả: Lật trẻ nằm ngửa, giữ đầu thấp hơn thân, dùng hai ngón tay ép 5 cái vào ½ dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú
Sơ cứu sặc sữa ở trẻ nhỏ
Sơ cứu sặc sữa ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ ngưng thở tiến hành hồi sinh tim phổi:

    • Ép ngực:

Sử dụng hai ngón tay để ép ngực ở giữa xương ức, khoảng 1/3 đến 1/2 độ sâu của ngực.

    • Thổi ngạt:

Thổi hơi vào miệng trẻ mỗi 30 lần ép ngực, đảm bảo đầu trẻ được giữ ở vị trí trung lập.

 

Tóm lại,

Sặc sữa là tình trạng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu cha mẹ nắm rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Việc duy trì các thói quen bú đúng cách, giám sát kỹ lưỡng, và sẵn sàng xử trí khi sặc sữa xảy ra sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ nhỏ.

Hãy luôn chú ý và đề phòng để đảm bảo con bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

 

Để đặt lịch khám, bạn có thể gọi đến Hotline 028 62793 666 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây. Để tìm hiểu các bệnh lý khác, hãy bấm vào tìm hiểu thêm.

 

Tài liệu tham khảo:

https://bestpractice.bmj.com/topics/en-gb/653

Phác đồ điều trị bệnh viện nhi đồng 1, 2016, chương hồi sức cấp cứu tai nạn, ngộ độc, dị vật đường thở, trang 99-101

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em, bệnh viện nhi trung ương, 2018, cấp cứu cơ bản, dị vật đường thở, trang 59-61

    TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Chia sẻ

    02862793666
    028 62793 666
    All in one