Trang chủ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT

Cập nhật ngày 15/04/2024 98 Lượt xem

Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng là điều trị nguyên nhân gây viêm loét và để vết loét tự lành.
Bác sĩ có thể đề nghị nội soi dạ dày trước khi điều trị (một camera nhỏ ở đầu ống soi được đưa qua họng, vào tới dạ dày để bác sĩ có thể nhìn thấy vết loét).
Các hình ảnh từ camera sẽ giúp cho Bác sĩ đưa ra quyết định điều trị. Ví dụ, vết loét đang chảy máu cần điều trị khẩn cấp hay Bác sĩ có thể xác định vết loét nằm ở dạ dày hay tá tràng.

✅Điều trị cụ thể❓
👉Điều trị loét ở người không nhiễm HP
+ Ngưng ngay các thuốc NSAIDs đang sử dụng, ví dụ như aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen…
+ Nếu không ngưng được các thuốc đang dùng thì có thể chuyển qua loại khác ít có tác dụng phụ hơn hoặc dùng kèm với các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
👉Điều trị loét ở người có nhiễm HP
+ Cần xét nghiệm tìm vi khuẩn HP ở những người viêm loét dạ dày- tá tràng, có nhiều phương pháp tìm HP như qua nội soi dạ dày- tá tràng, qua xét nghiệm máu, phân, test hơi thở…
+ Nếu có vi khuẩn HP cần phải điều trị triệt để bằng các phác đồ phù hợp

✅Hệ quả của bệnh❓
Nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành viêm dạ dày mạn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Các biến chứng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe như:
⚡️Thủng dạ dày – tá tràng: dấu hiệu của thủng là đau bụng dữ dội
⚡️Chảy máu tiêu hóa trên: dấu hiệu gồm chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen
⚡️Hẹp môn vị: làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Dấu hiệu như nôn ói, bụng óc ách thức ăn cũ và sút cân nhanh
⚡️Ung thư dạ dày
Các biến chứng kể trên đều rất nặng và có thể cần phẫu thuật, nên đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị.

✅Chế độ dinh dưỡng dành cho người viêm loét dạ dày – tá tràng❓
💗💗NÊN:
– Ăn gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng (do chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị; dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị)
– Cách chế biến thức ăn giúp dễ nhai nuốt và tiêu hoá như: Ghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ.
– Tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán.
– Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2-3 giờ.
– Bỏ thuốc lá ngay lập tức giúp cải thiện bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và tránh nguy cơ mắc phải nhiều bệnh về phổi, đường hô hấp.

❌❌KHÔNG NÊN DÙNG:
– Chanh, cam, bưởi chua, cà muối, dấm, mẻ, tương ớt… (là các loại quả chua, các loại thực phẩm có độ acid cao)
– Các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành… (do tạo hơi trong dạ dày).
– Rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, trà, … (do làm hư hại niêm mạc dạ dày).
– Các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc, … (do tăng tiết acid).
– Chuối tiêu, đu đủ, táo, … và các loại thức ăn chế biến sẵn như lạp sườn, xúc xích, …
– Sữa chua, các loại nước ngọt có ga

Nguồn:
1. https://bestpractice.bmj.com/…/11831172…/Peptic%20ulcers
2. https://bestpractice.bmj.com/topics/en-gb/816
3. https://viendinhduong.vn/…/che-do-an-trong-viem-loet-da…

________________
Liên hệ với chúng tôi
HỆ THỐNG Y KHOA HỒNG ANH
• Phòng 623 – Lầu 6, Friendship Tower – 31 Lê Duẩn – Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh
• Website: www.honganh.org.uk
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH HỒNG ANH
Phòng khám số 1: SH15 One Verandah, Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Phòng khám số 2: Landmark 81, 29.OT10,720A Đường Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
• Email: info@honganh.org.uk
• Website: www.bacsigiadinhvietnam.com
• Hotline: 0286 2793 666

    TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Chia sẻ

    02862793666
    028 62793 666
    All in one