THOÁI HÓA KHỚP (OSTEOARTHRITIS)

Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.
Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố:
- Di truyền
- Phát triển
- Chuyển hóa và chấn thương
Thoái hóa khớp xảy ra như thế nào?
- Thoái hóa khớp là tình trạng ảnh hưởng đến các khớp của bạn.
Tình trạng này thường gặp nhất ở các khớp đầu gối, hông, tay, bàn chân và cột sống.
- Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn ở đầu xương bị tổn thương hoặc bị mòn
Sụn là vật liệu cứng, trơn trượt bao phủ đầu xương và bảo vệ xương.
Khi sụn bị phá vỡ, xương sẽ cố gắng bù trừ cho sụn.
Điều này có thể dẫn đến các khối u xương khiến khớp bị đau và không ổn định.

Nguyên nhân
Mặc dù thoái hóa khớp không chỉ đơn giản là do lão hóa hoặc do sụn bị hao mòn nhưng nó phổ biến hơn ở những người lớn tuổi.
Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được biết. Nhưng những yếu tố khác khiến bạn có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp bao gồm:
- Thừa cân
- Là phụ nữ
- Chấn thương khớp
- Có người thân bị thoái hóa khớp.
Triệu chứng
Các triệu chứng của thoái hóa khớp thường phát triển chậm, đôi khi kéo dài trong nhiều năm.
Các triệu chứng phổ biến nhất:
- Đau
Thường tăng khi vận động, đau có thể là cảm giác nóng rát, đau nhức hoặc sắc nhọn.
- Cứng khớp
Thường tệ hơn vào sáng sớm.
- Hạn chế vận động
Ví dụ như khó leo cầu thang hoặc với tay lên kệ cao.
- Sưng các khớp
- Cảm giác lạo xạo hoặc phát ra tiếng kêu ở khớp khi bạn cử động
- Yếu cơ quanh khớp bị tổn thương
Phương pháp điều trị
Không có cách chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp, nhưng có những phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát cơn đau và sự khó chịu mà nó gây ra và giúp bạn vận động thoải mái hơn.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc
Có một số cách bạn có thể thử để giảm đau và tăng khả năng vận động.
Mỗi cách có hiệu quả với mỗi người khác nhau.
Điều quan trọng là tìm ra cách phù hợp với bạn.
- Tập thể dục vừa phải và thường xuyên
Có thể giảm đau và giúp bạn luôn năng động.
Nó cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
- Giảm cân có thể giúp ích nếu bạn thừa cân và bị thoái hóa khớp gối
- Các dụng cụ hỗ trợ
Chẳng hạn như gậy đi bộ hoặc nẹp cũng có thể giúp ích cho một số người tùy thuộc vào khớp nào của bạn bị ảnh hưởng
- Những người bị thoái hóa khớp đã thử châm cứu
Nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu phương pháp này có hiệu quả như thế nào.
Nhưng một số người thấy rằng phương pháp này có hiệu quả, đặc biệt là đối với bệnh thoái hóa khớp gối, hông và bàn tay.
Điều trị bằng thuốc
Nếu bạn thấy các phương pháp điều trị không dùng thuốc không giúp ích cho các triệu chứng của mình, bác sĩ có thể sẽ đề nghị dùng thuốc.
- Thuốc bôi giảm đau tại chỗ
Các loại kem, gel có chứa capsaicin, methylsalicylate và diclofenac.
- Có thể kết hợp với thuốc giảm đau kháng viêm không steroid
Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc này với liều cao trong thời gian dài.
Vì có thể gây tổn thương dạ dày, tổn thương thận và liên quan đến bệnh lý tim mạch
- Paracetamol
Nghiên cứu cho thấy paracetamol tự nó không có tác dụng tốt trong việc làm giảm cơn đau do thoái hóa khớp.
Nhưng đôi khi bác sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc này cùng với thuốc giảm đau thông thường nếu bạn đột nhiên bị đau dữ dội.
- Thuốc phiện
Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau opioid như tramadol hoặc codeine phosphate.
Nhưng opioid có thể gây phụ thuộc (nghiện) nếu dùng trong thời gian dài.
Vì vậy, nếu bạn dùng opioid để giảm đau, bác sĩ sẽ theo dõi bạn cẩn thận.
- Tiêm khớp
Đối với cơn đau bùng phát và trở nên tồi tệ rất đột ngột (gọi là cơn kịch phát), bác sĩ có thể đề nghị tiêm vào khớp thuốc chống viêm mạnh gọi là corticosteroid.
Hiệu quả của thuốc có thể được kéo dài trong vài tuần tùy đáp ứng của mỗi bệnh nhân.
Thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp nên thường ít xảy ra tác dụng phụ, nhưng có một nguy cơ nhỏ là thuốc có thể đi vào máu và gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là nếu bạn tiêm thường xuyên hoặc dùng liều cao.
Các tác dụng phụ bao gồm:
- Tăng cân
- Yếu xương
- Da mỏng đi
Nếu bạn cần tiêm khớp, bác sĩ sẽ muốn theo dõi tần suất tiêm của bạn.
Hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào.
- Thuốc bổ sung: Có thể dùng thêm glucosamine và chondroitin sulfate vào chế độ ăn uống
- Nếu triệu chứng nặng nề và các phương pháp điều trị ở trên không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật và việc phục hồi có thể mất vài tháng.
Để đặt lịch khám, bạn có thể gọi đến Hotline 028 62793 666 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây. Để tìm hiểu các bệnh lý khác, hãy bấm vào tìm hiểu thêm.
Tài liệu tham khảo:
https://bestpractice.bmj.com/patient-leaflets/en-gb/html/1512807881186/Osteoarthritis
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp – Bộ Y Tế 2016
Chia sẻ